Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rank-math-pro domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /www/wwwroot/truyenyy.mobi/wp-includes/functions.php on line 6114
Quân Vương Ngự Nữ - Chương 108: Thụ giáo : truyenyy.mobi

Quân Vương Ngự Nữ

Chương 108: Thụ giáo




- Không nghĩ tới... Thật là không nghĩ tới... Tiên sinh, ta với tiên sinh quả là hữu duyên! Ha ha...!

Trần Tĩnh Kỳ đột nhiên vui vẻ cười lên khiến Lê Công Lượng càng thêm nghi hoặc.

- Đại nhân, ý ngài...?

- Tiên sinh, để ta giới thiệu lại một lần nữa. Ta họ Trần, tên Tĩnh Kỳ, là hoàng tử thứ hai mươi bốn của Đại Trần quốc.

Lê Công Lượng trố mắt, nhất thời thất thố.

Hắn không thể không ngạc nhiên! Làm sao hắn có thể liên hệ một vị Án sát sứ của Đại Hạng với một vị hoàng tử của Đại Trần...

Hoàng tử Trần quốc vì sao lại trở thành quan viên của Hạng quốc? Rốt cuộc bên trong có uẩn khúc gì?

Khoảng nửa giờ sau...

Qua một hồi lâu hỏi han chuyện trò, Lê Công Lượng cuối cùng đã thấu tỏ nguồn cơn. Đối với sự luân lạc của Trần Tĩnh Kỳ, trong lòng hắn cũng có mấy phần cảm thán. Bất giác, hắn lại nhớ đến chuyện xưa, nhân mới được hỏi liền kể luôn:

- Không giấu gì điện hạ, tiên phụ của Công Lượng vốn cũng là một quan viên của Đại Trần quốc. Năm đó tiên phụ giữ chức Hà đê Chánh sứ, có nhiệm vụ trông coi, quản lý đê điều. Nghe tiên phụ thuật lại thì năm đó bởi do tranh đấu trong triều, tiên phụ bị kẻ gian hãm hại, bị cắt chức. Vì lo sợ những người kia không chịu buông tha, tiên phụ phải đành mang theo gia quyến chạy sang nước Hạng...

- Không nghĩ gia cảnh của tiên sinh lại là như vậy...

Trần Tĩnh Kỳ thở nhẹ một hơi, rồi bỗng bật cười, bảo:

- Ta với tiên sinh không chỉ hữu duyên mà ngay đến cảnh ngộ cũng có phần tương tự. Cuộc gặp gỡ này xem ra là ông trời cố tình sắp đặt.

...

- Mẫu hậu, đây là tin tình báo từ Hà Nam gửi về.

Phượng Nghi Cung, bên trong một căn phòng xa hoa lộng lẫy, Vũ vương Lý Long Tích đem một phong thư trình ra cho Hoàng hậu Triệu Cơ xem.

Hôm nay, vẫn như mọi ngày, Hoàng hậu Triệu Cơ ăn mặc rất sang trọng, đầu cài trâm phượng, thân khoác hoàng y, phong thái rất là đoan trang, đĩnh đạc. Nàng tiếp lấy phong thư, chậm rãi mở xem. Xem xong, nàng đem thư cho vào bên trong tiểu đỉnh đốt đi, thấp giọng nói:

- Vị An vương điện hạ này của chúng ta coi bộ đúng là rất nhiệt tình với công việc a.

- Mẫu hậu, chúng ta sẽ để hắn ở Hà Nam bao lâu thì gọi về?

- Không vội.

Hoàng hậu Triệu Cơ ngồi lại xuống ghế, nói:

- Trước mắt cũng không có chuyện gì phải cần đến hắn. Như ta đã nói qua, trong khoảng thời gian này Long Tích con nên tiết chế lại. Phía Hoàng thượng đã có ta lo liệu; cả ả tiện nhân kia nữa, ta tự biết cách đối phó... Hừm, mẹ con ả sẽ không thể đắc ý được lâu đâu.

- Mọi việc xin nghe theo mẫu hậu.

- Được rồi, con ở đây cũng đã được một lúc, nên ra về thôi.

- Vâng. Hoàng nhi xin phép cáo lui.

Lý Long Tích nhẹ cúi người, xoay bước trở ra.

...

Kiến Châu.

Quận Hà Nam.

Trời vừa sáng tỏ, cổng phủ Án sát sứ đã liền mở ra. Từ bên trong, một trước một sau, hai con lừa nối nhau cất bước. Ngồi trên lưng con lừa thứ nhất là Trần Tĩnh Kỳ, còn ngồi trên lưng con lừa thứ hai thì chính là Bao Tự.

Tương tự những lần ra ngoài thị sát dân tình trước đó, hôm nay bọn họ cũng ăn mặc rất đơn giản, đều là áo quần cũ kỹ, giày dép thô sơ. Kẻ không biết, khi nhìn thấy bọn họ, khẳng định sẽ nghĩ rằng bọn họ cũng chỉ là hạng dân đen bình thường đang đi lại trên đường.

Trần Tĩnh Kỳ muốn chính là như vậy; mà Bao Tự, nàng cũng chả ưa thích gì việc bị người ta soi mói. Cứ thế, trong trang phục dân dã, hai người bọn họ đánh lừa đi xuống huyện An Khuê, vào thẳng thôn Đoài.

- Gâu!

Vừa tời cổng nhà của Lê Công Lượng, Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự đã liền nghe tiếng chó sủa. Rồi, từ bên trong nhà, con chó Vàng phóng ra, loáng cái đã tiếp cận hai người. Nhưng khác hôm đầu tiên ghé đến, thay vì cảnh giác sủa vang thì lần này nó tỏ ra vui mừng vẫy đuôi chào đón.

Cũng phải thôi. Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự dạo này vẫn thường xuyên lui tới, con chó Vàng đương nhiên là đã sớm quen thuộc.

- Hì hì... Cậu Vàng ra đón chúng ta đấy à?

Bao Tự đối với con chó Vàng cũng rất quý mến, lập tức nhảy khỏi lưng lừa, dang tay ôm lấy nó, cùng đi vào trong. Phía sau, Trần Tĩnh Kỳ có chút bất đắc dĩ, đành phải tự mình dắt hai con lừa đi tới gốc cây hoa gạo để cột.

Lê Công Lượng lúc này vẫn đang còn bận giảng dạy cho các môn sinh nên chưa tiện đi ra tiếp đón. Trần Tĩnh Kỳ cũng rất hữu lễ, không có vào quấy rầy, chỉ đi dạo ở xung quanh nhà.

Thôn quê, đất đai nhà nào cũng rộng, phía sau cây cối khá nhiều, Trần Tĩnh Kỳ tha hồ dạo bước, thỉnh thoảng tiện tay hái vài trái ổi, ngắt mấy trái xoài xuống rồi cùng Bao Tự cắt ra ăn. Dao, đĩa, muối ớt, dĩ nhiên đều là lấy từ trong bếp của nhà Lê Công Lượng.

Như mọi ngày, đến giờ ngọ thì lớp học tan, đây cũng là lúc Lê Ngọc Chân từ đồng ruộng trở về. Vẫn chiếc nón lá, đôi chân trần cùng cái giỏ đeo bên hông quen thuộc, nàng cưỡi trâu đi vào nhà. Ngó thấy chỗ gốc cây hoa gạo có hai con lừa đang được buộc, nàng liền theo phản xạ đưa mắt tìm kiếm thân ảnh Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự.

- Ông quan lớn! Bao Tự!

Nghe người kêu gọi, Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự lúc này mới từ vườn cây sau nhà đi ra.

- Ngọc Chân! Ngươi về rồi đấy à!

- Ừ! Ta mới về!

Lê Ngọc Chân với Bao Tự, hai cô gái có quan hệ rất tốt, gặp nhau liền tay bắt mặt mừng, cùng nhau dắt trâu ra cột ở sau nhà, kế đó thì làm cá, nấu cơm. Phần mình, Trần Tĩnh Kỳ cũng đi vào trong, cùng Lê Công Lượng uống trà đàm luận.

Phải nói, nếu Bao Tự và Lê Ngọc Chân thân thiết bao nhiêu thì Trần Tĩnh Kỳ và Lê Công Lượng lại hợp ý bấy nhiêu. Kể từ lúc biết Trần Tĩnh Kỳ là hoàng tử Trần quốc, thái độ của Lê Công Lượng đối với hắn đã cởi mở lên nhiều. Mỗi khi Trần Tĩnh Kỳ ghé thăm, Lê Công Lượng đều rất nhiệt tình tiếp đón.

Trừ bỏ văn chương thi phú, nhân sinh thế sự, giữa Lê Công Lượng và Trần Tĩnh Kỳ dạo gần đây còn có chung một vấn đề để cùng nhau trao đổi, bàn luận: đê điều, thuỷ lợi.

Thời còn tại thế, Lê Hữu Thái - thân phụ của Lê Công Lượng - vốn dĩ chính là Hà đê Chánh sứ, đối với đê điều, thủy lợi cực kỳ am hiểu. Trong quá trình nuôi dưỡng Lê Công Lượng, Lê Hữu Thái đã đem tất thảy những kiến thức về đê điều, thủy lợi của mình truyền thụ. Sau khi Lê Hữu Thái tạ thế, Lê Công Lượng lại tiếp tục bổ sung, nghiên cứu. Như vậy, có thể nói, so với thân phụ Lê Hữu Thái của mình, tri thức về đê điều, thủy lợi của Lê Công Lượng hiện đã vượt xa.

Trần Tĩnh Kỳ, hắn chính là đang thụ giáo ở vấn đề này.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.