Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rank-math-pro domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /www/wwwroot/truyenyy.mobi/wp-includes/functions.php on line 6114
Các Trận Chiến Làm Thay Đổi Thế Giới - Chương 10: Trận Hải Chiến LEPANTO 1571: Holy League VS Ottoman Empire : truyenyy.mobi

Các Trận Chiến Làm Thay Đổi Thế Giới

Chương 10: Trận Hải Chiến LEPANTO 1571: Holy League VS Ottoman Empire




1. Hoàn cảnh trước trận chiến::

Sau khi thôn tính được Beograd năm 1521, Suleyman chinh phục Vương quốc Hungary và sau chiến thắng trong trận Mohács năm 1526, đế quốc Osmanli chiếm được Hungary và nhiều vùng đất ở Trung Âu. Sau đó, năm 1529 ông bao vây thành Wien, nhưng vì thời tiết ở đây khắc nghiệt nên quân đội ông rút lui. Năm 1532, 25.000 quân Ottoman mở cuộc tấn công Wien, nhưng bị đẩy lui cách Wien 97 km tại pháo đài Guns. Sau cuộc mở mang xa nhất của Ottoman năm 1543, hoàng đế Habsburg là Ferdinand công nhận quyền cai trị của Ottoman trên đất Hungary năm 1547. Dưới triều đại Suleyman I, Transylvania, Wallachia và Moldavia trở thành những công quốc chư hầu của đế quốc. Ở phía đông, Ottoman chiếm Bagdad từ tay Ba Tư năm 1535, chiếm được Lưỡng Hà và Hải quân Ottoman tiến vào Vịnh Ba Tư. Khi thời đại Suleyman kết thúc, dân số Ottoman lên đến 15.000.000 người. Quân đội Ottoman đã để lại những nhà nguyện Hồi giáo rải rác khắp các sườn đồi và thung lũng vùng Balkan. Nổi giận vì những biểu hiện cho việc chiếm đóng của người đạo Hồi này, các vương quốc theo đạo Cơ đốc ở Tây Âu xem người Thổ Nhĩ Kỳ là kẻ xâm lược Hy Lạp và các sắc dân theo Cơ đốc giáo khác. Nhưng đế quốc Ottoman rộng lượng hơn, chấp nhận tôn giáo khác với đạo Hồi. Sultan chính thức công nhận Giáo hội Hy Lạp và giáo khu của giáo chủ và các tổng giám mục, cho phép các giáo đường Chính thống giáo được duy trì tài sản của họ. Người Thổ Nhĩ Kỳ thích cai trị qua định chế chính trị địa phương, và để đổi lại cho tiền triều cống, các tỉnh Cơ đốc giáo được phép duy trì các hệ thống hành chính, thứ bậc và giai cấp.

Năm 1571, Chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ-Venezia (1571-1573) nổ ra, quân Ottoman xâm chiếm đảo Síp. trước sự đe dọa của Ottoman bên phe châu âu đã thành lập lên hạm đội Liên minh thần thánh (1571) do giáo hoàng Pius V (1566 – 1572) thành lập, một liên minh bao gồm nước Cộng hòa Venezia, vương quốc Tây Ban Nha (lúc đó bao gồm cả Naples, Sicilia và Sardinia), Lãnh địa giáo hoàng, nước Cộng hòa Genova, Công quốc Savoie, Malta Hopistaller Knight cùng một số đồng minh khác.

2. các phe tham chiến:

a. Holy League:

* Đế quốc Tây Ban Nha: Don Juan lãnh đạo 80 Galleys.

* lãnh địa của giáo hoàng: 12 galley.

* Cộng hòa Genova: 3 galley.

* Công quốc Savoie: 3 galley.

* Malta Hospitaller Knights: 3 Galley

và 1.815 đại bác

b. phe Ottoman:

230 chiến thuyền galley,

56 chiến thuyền galliot

750 đại bác

3. Diễn Biến trận Chiến:

Hạm đội Liên minh gồm 206 chiến thuyền galley và 6 chiến thuyền galleasses (nguyên là các thuyền thương buôn galley loại lớn, được cải tiến để mang một số lớn đại bác), được chỉ huy bởi thủ lĩnh đầy năng lực Don Juan nước Áo, con ngoài giá thú của hoàng đế Karl V (1519 – 1556), anh em cùng cha khác mẹ vua Felipe II của Tây Ban Nha (1556 – 1598). Các chiến thuyền đến từ khắp các quốc gia Thiên chúa giáo: 109 galley và 6 galleasses từ Venezia, 80 galley Tây Ban Nha và Naples/Sicily, 12 galley từ Tuscan, do giáo hoàng bỏ tiền ra thuê, từ Genova, Hiệp sĩ Cứu tế Malta, Công quốc Savoie mỗi xứ 3 galley, cùng với một số galley sở hữu bởi những cá nhân khác. Tất cả thành viên Liên minh đều coi hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ là mối hiểm họa nghiêm trọng cho an ninh và thương mại trên biển Địa Trung Hải, và cho cả an ninh của toàn lục địa Châu Âu. Các cánh quân riêng lẻ của Liên minh hội quân với hạm đội chính của Liên minh, thuộc Venezia (dưới quyền chỉ huy của Sebastiano Venier), trong tháng 7 và tháng 8 tại Messina, Sicily. Tới ngày 23 tháng 8 Don Juan nước Áo cũng có mặt.

Hạm đội của Liên minh Thiên chúa giáo bao gồm 12.920 thủy thủ, thêm vào đó, hạm đội chở gần 28 ngàn quân chiến đấu, trong đó gồm có 10 ngàn quân bộ binh tinh nhuệ Tây Ban Nha, 7 ngàn quân Đức và 6 ngàn quân Ý (quân đánh thuê), cộng với 5 ngàn quân Venezia. Cũng phải nói thêm là các thủy thủ chèo thuyền của Venezia hầu hết đều là công dân tự do, nên họ mang theo vũ khí và như vậy làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu của chiến thuyền, khác với các galley của các thành viên khác trong Liên minh sử dụng nô lệ và tù phạm để chèo thuyền. Các galley của hạm đội Thổ cũng dùng nô lệ để chèo thuyền, phần lớn trong số đó là những người Thiên chúa giáo bị bắt trong các cuộc chinh phạt hay giao tranh trước đó.

Người ta đều biết rằng công dân tự do chèo thuyền có chất lượng vượt trội, nhưng dần dần tất cả các hạm đội chiến thuyền galley (kể cả các hạm đội của Venezia kể từ năm 1549) trong thế kỷ 16 đều chuyển sang dùng nô lệ hoặc tù binh chiến tranh cho rẻ hơn.

Các galley của phe Ottoman gồm 13.000 thủy binh và 34.000 binh lính. Đô đốc Muezzinzade Ali Pasha (Tiếng Thổ: "Kaptan-ı Derya Ali Paşa", được sự hỗ trợ của tướng cướp biển Chulouk Bey từ Alexandria và Uluj Ali (Ulich Ali), chỉ huy hạm đội Ottoman gồm 222 chiến thuyền galley, 56 galliot (galley loại nhỏ, độc mộc, đáy bằng), và một số thuyền nhỏ. Quân Thổ có thủy thủ đoàn dày dặn kinh nghiệm và lành nghề, nhưng hàng ngũ họ thiếu các binh đội tinh nhuệ Janissary.

Một lợi thế quan trọng, có lẽ mang tính quyết định cho hạm đội Liên minh là họ có ưu thế vượt trội về số lượng súng đại bác. Theo ước tính, họ có chừng 1.815 đại bác, so với chừng 750 đại bác của quân Thổ, và còn thiếu đạn dược.Binh lính Thiên chúa giáo được vũ trang bằng súng hỏa mai và súng arquebus (một loại hỏa mai cải tiến, giống súng kíp), trong khi người Ottoman tin tưởng vào uy lực của các cung thủ xạ tiễn dùng cung bằng vật liệu tổng hợp, nhưng cuối cùng lại tỏ ra yếu thế hơn.

Hạm đội Thiên chúa giáo tổ chức thành 4 cánh quân dọc theo trục Bắc-Nam. Ở phía nam, gần với bờ biển là cánh Trái, với 53 chiến thuyền galley, chủ yếu là thuyền của Venezia, được chỉ huy bởi Agostino Barbarigo, được Marco Querini và Antonio da Canale hỗ trợ. Cánh quân Trung Tâm gồm 62 galley do đích thân Don Juan nước Áo chỉ huy, trên chiến hạm Real, cùng với Sebastiano Venier, sau này trở thành Doge (tức Thống đốc, hay Công tước) của Venezia, và Marcantonio Colonna. Cánh Phải ở phía nam gồm 53 galley do Giovanni Andrea Doria người xứ Genova, cháu họ đô đốc nổi tiếng Andrea Doria. Hai galleass, với đại bác bố trí dọc sườn, được đặt ở hàng đầu mỗi đoàn thuyền, theo Miguel de Cervantes (lúc đó phục vụ trên galleass Marquesa trong trận chiến), là để ngăn chặn các thuyền nhỏ của Thổ đánh lén, phá hủy hay tràn lên mạn tàu của người Thiên chúa giáo. Một đội thuyền Dự bị được đặt ở phía sau (tức là phía tây) của hạm đội chính, sẵn sàng ứng cứu bất kỳ nơi nào khi cần thiết. Đội thuyền này gồm 38 galley - 30 thuyền chiến phía sau cánh quân Trung Tâm, chỉ huy bởi Álvaro de Bazán, hầu tước xứ Santa Cruz, và 4 thuyền chiến galley khác đặt sau mỗi cánh Phải và Trái. Một đội thuyền trinh sát được thiết lập, từ hai galley ở cánh Phải và 6 galley ở Trung Tâm. Khi hạm đội Thiên chúa giáo từ từ đi vòng quanh Mũi Scropha, cánh Phải của Doria, ở phía xa bờ biển nhất, nên bị chậm khi trận chiến bắt đầu, và các galleass của cánh Phải không dàn trận tại vị trí đã định trước được.

Hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm 54 galley và 2 galliot ở cánh Phải dưới quyền Chulouk Bey, 61 galley và 32 galliot ở Trung Tâm, dưới quyền Ali Pasha trên tàu Sultana, chừng 63 galley và 30 galliot ở phía nam, dưới quyền Uluj Ali. Một đội thuyền dự bị nhỏ, gồm 8 galley, 22 galliot và 64 thuyền fusta (một loại galliot), bố trí đằng sau đội thuyền Trung Tâm. Ali Pasha được cho là đã tuyên bố với những nô lệ chèo thuyền Thiên chúa giáo của mình: "Nếu ta giành được chiến thắng trong trận này, ta hứa sẽ ban cho các ngươi tự do. Nếu phe của các ngươi thắng lợi ngày hôm nay, thì tự do của các ngươi là do Chúa ban cho đó."

Các galleass ở cánh Trái và Trung Tâm đã được kéo đến phía trước đội hình hạm đội Thiên chúa giáo chừng nửa dặm, và đã kịp đánh chìm hai galley của quân Thổ, cũng như gây thiệt hại cho một số thuyền khác, trước khi hạm đội Thổ tiến lên, bỏ các thuyền này lại phía sau. Cuộc công kích của các thuyền này cũng làm rối loạn đội hình của quân Ottoman. Khi trận chiến khởi phát, Doria nhận ra là các galley của Uluj Ali dàn rộng hơn ra về phía trái so với các thuyền của ông, nên cũng tiến về phía nam để tránh bị đánh tạt sườn. Nhưng kết cục là ông vẫn bị thua thiệt, vì Uluj Ali tỏ ra giỏi hơn, điều chiến thuyền của mình quay ngoặt lại và đánh vào sườn phía nam của cánh quân Trung Tâm, lợi dụng khoảng trống mà Doria bỏ lại. Khi trận đánh diễn ra, các thuyền Thổ nhầm tưởng các đại chiến thuyền galleass là các thương thuyền vận tải chở đồ tiếp tế nên xúm lại tấn công các chiến thuyền này, với kết quả hết sức tai hại, vì các thuyền galleass được trang bị rất nhiều đại bác, đánh chìm hết thuyền chiến này đến thuyền chiến khác của quân Thổ, tổng cộng lên tới 70 galley. Ngôn Tình Sắc

Ở phía bắc, Chulouk Bey xoay xở luồn vào khoảng giữa bờ biển và cánh Bắc quân Thiên chúa giáo, sử dụng sáu galley để đánh tạt sườn, nên thoạt đầu gây nhiều thiệt hại cho hạm đội Thiên chúa giáo. Barbarigo bị trúng tên tử trận, nhưng chiến thuyền Venezia, quay mũi lại để đối mặt với hiểm họa, giữ vững được đội hình. Các thuyền galleass quay trở lại và cứu nguy cho cánh quân phía Bắc. Cánh quân Trung Tâm cũng giữ được đội hình nhờ sự tiếp ứng của các thuyền thuộc đội Dự bị, nên dù bị nhiều tổn thất, cũng giáng vào quân Thổ ở trung tâm những đòn nặng nề. Ở phía nam, ngoài bờ biển, Doria cũng đang hỗn chiến với chiến thuyền của Uluj Ali, và bị tổn thất nặng nề nhất. Trong lúc đó, Uluj Ali tự mình chỉ huy 16 galley đột kích vào Trung Tâm hạm đội Thiên chúa, bắt được 6 galley - trong đó có cả tàu Capitana của Malta, và giết gần sạch những người trên boong tàu, chỉ còn 3 người sống sót. Chỉ huy tàu, Pietro Giustiniani, Trưởng lão của Dòng tu hiệp sĩ Thánh Gioan, trúng 5 mũi tên, bị thương nặng trong cabin, nhưng không chết. Các chiến thuyền của người Tây Ban Nha do Álvaro de Bazán và Juan de Cardona chỉ huy quân dự bị tiếp chiến, ứng cứu kịp thời nên đảo ngược tình hình, ở cả phía Trung Tâm và cánh quân phía Nam của Doria.

4. Kết cục Trận Chiến:

Uluj Ali buộc phải tháo chạy với 16 galley và 24 galliot, chỉ giữ lại được 1 thuyền, còn lại phải bỏ hết các chiến thuyền chiếm được. Trong trận chiến, thuyền chỉ huy Sultana của quân Thổ bị quân tercio Tây Ban Nha từ 3 galley tràn lên mạn thuyền giáp chiến với quân Janissary Thổ từ 7 galley khác. Hai lần liền, quân Tây Ban Nha bị đẩy lùi và bị tổn thất nặng nề, cho tới lần thứ ba, với viện binh từ galley của Álvaro, họ mới giành được chiến thắng. Muezzinzade Ali Pasha bị giết chết và bị chặt đầu, trái với mệnh lệnh của Don Juan. Tuy nhiên, khi đầu ông bị bêu trên ngọn kích trên kỳ hạm của quân Tây Ban Nha thì nó làm tinh thần quân Thổ suy sụp nghiêm trọng. Dù vậy, sau khi kết cục trận chiến đã trở nên rõ ràng, các toán quân Janissary vẫn tiếp tục giao chiến kịch liệt, thậm chí khi không còn vũ khí, họ ném cả dưa và cam vào quân Thiên chúa giáo, gây nên những cảnh tức cười trong cuộc chém giết tàn bạo

Trận chiến kết thúc khoảng 4 giờ chiều. Hạm đội Thổ mất khoảng 210 thuyền, trong đó có 117 galley, 10 galliot, 3 fustas bị chiếm, và còn tương đối tốt nên người Thiên chúa giáo giữ lại. Về phía hạm đội Liên minh, 20 galley bị phá hủy, 30 chiếc khác bị hư hại nặng đến mức người ta phải đánh đắm. Người Thổ chỉ giữ được một thuyền Venezia, tất cả các thuyền khác phải bị bỏ lại, và bị quân Liên minh chiếm lại được.

Uluj Ali, người chiếm được kỳ hạm của các Hiệp sĩ Malta, rút lui thành công phần lớn chiến thuyền của mình khi thất bại đã rõ ràng. Dù rằng ông ta phải cắt dây kéo kỳ hạm của Malta để tháo chạy, khi trở về Constantinople, ông thu thập các thuyền Ottoman khác, và cuối cùng cập bến với 87 thuyền. Ông đã trình lên vua Thổ Nhĩ Kỳ là Selim II lá đại kỳ của Malta, và đã được phong tước "kιlιç" (Thanh kiếm); Uluj từ đó được gọi là Kilic Ali Pasha.

Hạm đội Liên minh Thần thánh mất khoảng 7.500 chiến sỹ, thủy thủ và người chèo thuyền, nhưng giải phóng được số tù nhân Thiên chúa giáo còn nhiều hơn số đó. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mất khoảng 25 ngàn người, cùng ít nhất 3.500 bị bắt làm tù binh.

Mặc dù giành được chiến thắng oanh liệt, nhưng nội bộ Liên minh quá mất đoàn kết để có thể phát huy chiến quả. Kế hoạch đánh chiếm eo biển Dardanelles như một bước khởi đầu cuộc tái chinh phục Constantinople cho thế giới Thiên chúa giáo bị bỏ bê vì những cuộc cãi vã trong hàng ngũ đồng minh. Với một nỗ lực phi thường, Đế chế Ottoman tái xây dựng hải quân của mình, mô phỏng theo mô hình thuyền chiến galeass của người Venezia. Tới năm 1572, họ đã đóng được hơn 150 galley và 8 galleass, tức đã thêm 8 chiến hạm loại lớn nhất cho tới lúc đó trên biển.[10] Trong vòng 6 tháng, hạm đội mới gồm 250 thuyền (kể cả 8 galleass) đã cho phép hải quân Ottoman tái lập thế thượng phong trên phần phía đông Địa Trung Hải

Ngày 7 tháng 3 năm 1573, người Venezia ký hiệp ước chấp nhận việc quân Thổ chiếm hữu đảo Síp, vốn đã rơi vào tay quân Thổ dưới quyền Piyale Pasha từ ngày 3 tháng 8 năm 1571, chỉ hai tháng trước trận Lepanto, và sẽ còn nằm dưới ách thống trị của Thổ trong vòng 3 thế kỷ tiếp đó. Cũng trong mùa hè năm đó, hạm đội Ottoman tàn phá các vùng đất ven biển Sicily và phía nam nước Ý. Khi tiếp sứ Venezia là Barbaro, quan thái tể của Selim II là Sokollu Mehmet Pasha (1565-1579) đã có câu nói nổi tiếng: "Khi giành được đảo Síp, ta chặt đi một cánh tay của các ngươi; khi đánh bại được hạm đội của ta, các người chỉ xén đi được bộ râu của ta mà thôi. Khi cánh tay bị chặt đi, nó không thể mọc lại được, một bộ râu bị xén sẽ mọc lại còn tốt hơn trước."

Liên minh Thần thánh cho chiến thắng này là nhờ vào Đức mẹ Đồng trinh Mary, do Đức mẹ cầu nguyện Chúa ban cho họ chiến thắng. Andrea Doria có một bản copy của bức tranh Đức mẹ ở Guadalupe do vua Felipe II của Tây Ban Nha ban cho ông trong phòng chính của chiến hạm Giáo hoàng Pius V giành một ngày lễ mới cho con chiên Thiên chúa gọi là ngày Đức mẹ Chiến thắng để ghi nhớ trận đánh, ngày nay được gọi là Đức mẹ Rosary.

Hội Thánh công giáo đã đặt lễ hằng năm vào ngày 7 tháng 10, để nhắc nhở con cái phải luôn tin tưởng vào sức mạnh của kinh Mân Côi để chiến thắng ma quỷ, thế gian và xác thịt (Bình Luận: nhồi sọ khiếp vía).

Ý Nghĩa: chấm dứt sự bá chủ của hải quân Ottoman tại Địa Trung Hải và Trên Thế giới

5. link liên kết:

của History channel:

Part 1:

http://www.youtube.com/watch?v=gabV6syEFkw

Part 2

http://www.youtube.com/watch?v=Bv3GKqJdouc

Part 3

http://www.youtube.com/watch?v=N1HTOk_f-jg

Part 4

http://www.youtube.com/watch?v=tmaSvlhu6IM

Part 5:

http://www.youtube.com/watch?v=bu0QCk9456g


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.